Sau khi quan sát thực tế và tìm hiểu, O.B tổng hợp được một số kiểu trang trí bề mặt gốm Nhật thường thấy để chúng ta cùng hiểu thêm về gốm Nhật.
1. Mặt gốm phủ phấn trắng Kohiki (粉引)
Tạo mặt gốm bằng cách rắc phủ bột đất trắng lên sản phẩm, tráng men trong suốt rồi nung.
2. Mặt gốm vệt cọ rơm Hakeme (刷毛目)
Tạo mặt gốm bằng cách dùng cọ rơm quét đất trắng lên sản phẩm rồi nung
3. Mặt gốm gọt Kakiotoshi (掻き落とし)
Tạo mặt gốm bằng khắc hoa văn trực tiếp lên thân gốm trước khi tráng men nung.
4.Mặt gốm Mishimade (三島手)
Tạo mặt gốm bằng cách dùng triện đóng dấu lên sản phẩm, phủ bột trắng vào rãnh, tráng men trong suốt lên rồi nung.
5.Mặt gốm rãnh Kushime (櫛目)
Dùng lược tạo rãnh trên sản phẩm rồi nung.
6.Mặt gốm Tobikanna (飛び鉋 - とびかんな)
Trước khi gốm khô lại, thì sử dụng bàn xoay, rồi vừa quay vừa dùng cái bào để tạo ra những hoa văn liền mạch với nhau.
7. In hoa văn trên mặt gốm (印花)
Dùng khuôn in hoa văn trên bề mặt gốm trước khi nung.
8. Kỹ thuật Ronuki (蝋抜き- ろうぬき)
Đây là kỹ thuật sử dụng nến (sáp nến nung chảy) quết hình tròn trên bề mặt gốm vị trí trung tâm tạo bề mặt trang trí không phủ men khác với hoa văn xung quanh.
9. Kỹ thuật tạo mặt phẳng trên bề mặt gốm (面取り- めんとり)
Kỹ thuật dùng dao cắt trên bề mặt gốm tạo thành các mặt phẳng.
10. Kỹ thuật tạo bề mặt Hadauchi (肌打ち)
Đây là kỹ thuật trong đúc kim loại bằng khuôn cát, tạo bề mặt không trơn nhẵn.
Trong làm gốm, người ta áp dụng ở giai đoạn tráng men sản phẩm gốm để tạo bề mặt gốm hơi thô ráp. Người ta sử dụng bút lông chấm từng giọt men trên bề mặt gốm tạo độ nông sâu trên bề mặt sản phẩm như kiểu vẽ tranh sơn dầu quét từng lớp sơn.
11. Kỹ thuật tạo bề mặt Nunome (布目)
Họa tiết của vải lót trên khuôn in sang bề mặt gốm tạo nên hoa văn trên sản phẩm gốm. Đây là hoa văn đặc trưng trong kỹ thuật gốm Oribe khi làm các sản phẩm Mukozuke (向付)
12. Kỹ thuật Icchingaki (イッチン描き)
Tạo hoa văn bằng tuýp với đất sét lỏng hoặc men.
_____________
Lược dịch và tổng hợp
https://touroji.com/technique/
http://www.kaizen.vn/ban-tin-kaizen/188.ban-tin-so-103.html
https://herjournals.com/2019/11/25/mot-bai-viet-chin-chu-ve-gom-nhat/