Đến làng gốm để được thấy gốm được làm ra thế nào, người thợ gốm phải vất vả nhọc nhằn ra sao để càng trân quý GỐM - sự kết tinh hòa hợp của đất, nước, lửa và tấm lòng của người thợ gốm.
Vẫn muốn viết gì đó về những thứ cần mẫn gom góp qua nhiều tháng ngày mà vẫn lười và chưa biết nên viết từ đâu. Mấy hôm vừa rồi lọ mọ sắp xếp lại “kho tàng cổ tích” có thêm quyết tâm để lạch cạch gõ ra vài điều xung quanh cái thú của bản thân đó là GỐM
Có một số thứ mà người ta cho là thú vui của các cụ thì lại cũng là cái thú vui của O.B từ chắc cũng lâu lâu rồi. Ngoài Gốm thì trà là một trong số thú vui đó. Thói quen uống trà có từ khi bà nội ở cùng, cỡ phải gần 30 chục năm mất. Còn nhớ, cứ mỗi sáng bà dậy, pha ấm trà, có khi là trà mạn, có khi là trà xanh. Bà uống trà thay cho đánh răng :D chào ngày mới còn O.B thì đánh răng xong rồi uống trà, cấm có say sưa hay lảo đảo gì... Uống nhiều thành quen, O.B thành bạn trà với bà từ thủa ấy.
Lang thang và tìm hiểu về 6 lò gốm cổ của Nhật gồm có
• Tambatachikui yaki (Hyogo ken, Sasayama shi)
• Bizen yaki (Okayama ken, Bizen shi)
• Shiragaki yaki (Shiga ken, Kouka shi)
• Seto yaki (Aichi ken, Seto shi)
• Tokoname yaki (Aichi ken, Tokoname shi)
• Echizen yaki (Fukui ken, Nyugun, Echizen cho)
Chawan trong trà đạo Nhật Bản nói chung có rất nhiều loại, thuộc nhiều dòng gốm khác nhau. Nó như là một thế giới rộng lớn không đường biên để người thợ gốm thỏa sức sáng tạo cùng các trà nhân tạo nên một nhân tố không thể thiếu trong nghi thức thưởng trà được nâng lên thành đạo - “Trà đạo” của người Nhật. Vậy Chawan có gì đặc biệt?
Gốm Nhật với muôn vàn cách trang trí trên bề mặt gốm. Có loại trơn màu men, có loại khắc chìm, có loại nhìn như tấm vải phủ lên, có loại lại như vạt hoa và còn bao loại khác nữa...
Dường như gốm gắn liền với đời sống của con người từ những ngày đầu sơ khai, vậy Gốm đã ra đời từ khi nào và như thế nào trên thế giới và ở Việt Nam nhỉ...
Tác phẩm gốm nghệ thuật: Sương sớm.
Chất liệu: gốm men.
Tác phẩm lấy ý tưởng từ bông hoa cúc nẩy mầm đơm hoa được che chở bảo vệ của chiếc lá. Sớm mai những giọt sương còn đọng trên hoa trên lá tạo sự tươi mới trong trẻo để đón những điều tốt đẹp sẽ đến.
Suy cho cùng, mỗi người mỗi sở thích mỗi thú vui riêng, đôi khi nó thật giản đơn, một buổi chiều dệt hương cho trà, tự mình thưởng thức chén trà quyện hương gừng bay trong làn khói trắng, thấy mọi thứ hóa thinh không!
Arita yaki (Gốm sứ Arita) là một trong những dòng gốm sứ được nhiều người Việt Nam biết đến. Vậy Arita yaki có nét đặc trưng gì và được làm ra như thế nào...
Gốm Hoa nâu là một trong những dòng gốm Việt Nam được thế giới biết tới mang nét đặc trưng của gốm Việt, đồng thời gốm Hoa nâu thời Lý, Trần cũng là một thời kỳ hưng thịnh của gốm Việt xưa...
Gốm nung lò củi và gốm nung lò ga có gì khác nhau? Hay nung hoàn nguyên và nung Oxy hóa là như thế nào?
Bên cạnh những dòng gốm Nhật mang đặc trưng theo vùng như gốm Bizen, gốm Shigaraki, gốm Kutani, ... thì gốm Kyoto lại là sự tổng hòa các kỹ thuật làm gốm, các kiểu gốm từ các vùng miền...
Cổ nhân có câu "Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm", đó là điều cơ bản để có một chén trà ngon. Giữa nước, trà và ấm có mối liên quan như thế nào trong câu chuyện này?
Nói đến sản xuất trà người ta thường hay nhắc tới quá trình oxy hóa trà. Vậy oxy hóa trà là gì? Liệu chúng ta có thể phân loại trà dựa vào mức độ oxy hóa trà của từng loại?
Từ xa xưa đồ gốm sứ đã được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đồ dùng nhà bếp như bát đĩa, cốc chén, nồi niêu, …Ngày nay khi đã có vô vàn vật liệu được phát minh ra nhưng đồ gốm sứ vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người.
Vậy chúng ta cần lưu ý gì khi dùng đồ gốm sứ để ăn uống một cách an toàn, sạch sẽ và bền lâu?
Dòng gốm Obori Somayaki (trước đây gọi là Somayaki) ở thành phố Namie, tỉnh Fukushima ngày nay đang càng trở nên hiếm và được nhiều người săn lùng, sưu tầm. Vậy dòng gốm này có gì đặc biệt nhỉ?
Tsuboya yaki, dòng gốm truyền thống có lịch sử hơn 300 năm của Okinawa. Gốm Tsuboya có những nét rất riêng, khác với các dòng gốm truyền thống của các làng gốm khác ở Nhật do Okinawa có văn hóa và truyền thống khác biệt so với phần còn lại của Nhật. Vậy dòng gốm này có nét đặc thù gì?
Pháp lam là gì? Vì sao đồ Pháp lam được nhiều người yêu thích?
Nghệ thuật gốm hoa lam là dấu mốc lớn thứ ba trên dòng phát triển của ngành gốm Việt Nam. Một dấu mốc về cả hai mặt kỹ thuật và nghệ thuật, sau gốm đất nung nổi tiếng thời sơ sử và gốm sành xốp thời Lý – Trần. Gốm Việt bước ra thế giới cũng từ dòng gốm hoa lam một thời lẫy lừng này...
Những chiếc bát gốm đen trích trong tuyển tập "Nghệ thuật ngày thường" của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng.
Đây là tập hợp những bài viết trong những năm 2000 – 2007 nêu lên những nhận định của ông về nghệ thuật và vị trí của nó trong lòng xã hội Việt Nam hiện đại. Phan Cẩm Thượng được mọi người biết đến không chỉ với tư cách là hoạ sỹ, nhà giáo mà còn là nhà nghiên cứu nghệ thuật viết các bài báo và sách nghiên cứu về nghệ thuật.
Dáng và men (Mỹ cảm về gốm thời Lý) được trích trong tuyển tập "Nghệ thuật ngày thường" của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng. Đây là tập hợp những bài viết trong những năm 2000 – 2007 nêu lên những nhận định của ông về nghệ thuật và vị trí của nó trong lòng xã hội Việt Nam hiện đại. Phan Cẩm Thượng được mọi người biết đến không chỉ với tư cách là hoạ sỹ, nhà giáo mà còn là nhà nghiên cứu nghệ thuật viết các bài báo và sách nghiên cứu về nghệ thuật.
Thiết nghĩ gốm Việt mình từng có thời thật hưng thịnh, đạt đến vẻ đẹp của "chân, thiện, mỹ" không hề thua kém gốm của các nước trong khu vực và thế giới.
Dẫu vẫn biết nghệ thuật nói chung hay gốm nói riêng cần phải làm mới, không thể cứ mãi theo lối mòn nhưng làm sao để gốm Việt tìm lại được chính mình như thời Lý, Trần ấy thì lại là bài toán khó, dường như các làng nghề và người nghệ sỹ vẫn đang loay hoay miệt mài tìm lời giải...
Phước Tích là một trong số hiếm làng cổ còn lại được bảo tồn, duy trì ở Việt Nam. Phước Tích trước đây một thời là làng gốm nổi tiếng, phát triển hưng thịnh. Gốm Phước Tích có đặc tính gì, vì sao gốm Phước Tích không còn được lưu truyền và phát triển...
Đó là câu chuyện mà tớ sẽ kể sau chuyến đi về làng vào ngày cuối thu năm 2022...
“Gốm con cua” là tên tớ tạm gọi chung cho đồ gốm Nhật có đắp nổi hình con cua trên thân gốm, các cửa hàng gốm Nhật ở Việt Nam hay gọi chung là dòng gốm Suigetsu yaki, dòng gốm sưu tầm đang có giá rất cao, cao kiểu ngất ngưởng trên thị trường gốm Nhật không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật.