Kutani yaki (九谷焼)

Kutani yaki (九谷焼)

Gốm sứ Kutani không quá xa lạ với người chơi gốm sứ Nhật tại Việt Nam, có thể nói gốm sứ Kutani khá dễ nhận biết với màu sắc họa tiết đặc trưng của mình. Vậy Kutani yaki có từ bao giờ và sứ Kutani có đặc trưng gì nhỉ?

Sứ Kutani không quá xa lạ với người chơi gốm sứ Nhật tại Việt Nam, có thể nói sứ Kutani khá dễ nhận biết với màu sắc họa tiết đặc trưng của mình.

Vậy Kutani yaki có từ bao giờ và sứ Kutani có đặc trưng gì nhỉ?

Gốm sứ Kutani bắt đầu từ năm 1655 những năm đầu của thời kỳ Edo. Một lãnh chúa phong kiến trong vùng cho con trai đi học nghề gốm ở Hizen Arita, sau đó mở lò gốm đầu tiên ở Kutani. Đến những năm đầu năm 1700s đột nhiên các lò gốm ở Kutani bị đóng đến giờ vẫn chưa biết rõ nguyên nhân. Do vậy gốm được nung ở thời kỳ này hậu thế gọi là Kokutani (古九谷, gốm Kutani cổ)

Phong cách gốm sứ Kutani

80 năm sau kể từ khi có lò gốm đầu tiên ở Kutani, lò Kasugayama (春日山) được xây dựng ở Kanazawa, bắt đầu thời kỳ phục hưng của dòng gốm sứ Kutani. Rất nhiều lò gốm làm ra các sản phẩm với các phong cách khác nhau, nét vẽ tinh tế như phong cách Mokubei của lò Kasugayama, phong cách tái hiện Kokutani của lò nhà Yoshidaya (吉田屋), phong cách vẽ tỉ mỉ tranh màu đỏ của nhà Miyamotoya (宮本屋) hay phong cách vẽ dát vàng của nhà Eiraku (永楽). Từ thời kỳ Minh Trị, gốm sứ Kutani bắt đầu được xuất khẩu số lượng lớn ra nước ngoài như là sản phẩm gốm sứ điển hình của Nhật ở thị trường các nước trên thế giới. Gốm sứ Kutani ngày nay vẫn tiếp tục duy trì phong cách vẽ tranh trên gốm từ thời xưa và ngày càng mở rộng phát triển hơn trước.

Công đoạn sản xuất

Ngoài các công đoạn làm gốm cơ bản như làm đất, tạo hình sản phẩm, nung sơ, phác họa, nhúng men, nung thì với gốm sứ Kutani còn có những công đoạn như vẽ trên men sau khi nung, nung trong lò Uwae ở nhiệt độ 800oC đến 1000 oC. Tiếp đó là dát vàng, nung tiếp trong lò Nishikigama hay Kingama (錦窯(金窯)) ở nhiệt độ 400 oC.

Phác họa sau nung sơ

Nhúng men

Nung trong lò ở nhiệt độ cao 1.300oC trên 15 tiếng

Vẽ trên men

Nung trong lò Uwae 800oC đến 1000 oC

Dát vàng, nung trong lò Kingama

Công đoạn vẽ tranh trên men

Sứ tráng men trắng sau khi nung sơ

Vẽ phác thảo

Vẽ trang trí chi tiết, tô men

Sản phẩm hoàn thành sau khi nung trong lò Kingama

________

Lược dịch

http://www.kutaniyaki.or.jp/kutani/index.html

________

Bình Kutani nhà Tibisea

Bộ trà Kutani

Chén Kutani nhỏ xíu, để vẽ được một tác phẩm này không biết người thợ gốm đã mất bao công...

Thực sự ngưỡng mộ và trân trọng công sức của những người làm nghề thủ công!

Kutani yaki (九谷焼)
Chia sẻ bài lên